Phó chỉ huy trưởng lực lượng Phòng thủ tên lửa,
Vladimir Sergienko cho biết: "sau cuộc thử nghiệm, hệ thống phòng thủ tên lửa khẳng
định những tính năng kỹ chiến thuật được thiết kế với độ tin cậy cao, hoàn
thành nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu giả định chính xác theo yêu cầu."
Hệ thống phòng thủ tên lửa nằm trong biên chế lực lượng Không
quân vũ trụ Nga, được thiết kế để đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa đầu đạn hạt
nhân từ trên không và trên vũ trụ.
Theo các chuyên gia tên lửa Nga, tên lửa đánh chặn được
phóng từ hầm ngầm là thuộc tổ hợp phòng thủ tên lửa A-135, bảo vệ không phận thủ
đô Moscow và Khu vực công nghiệp trung tâm Nga.
Các tổ hợp phỏng thù tên lửa A-135 sử dụng các tên lửa phòng
không 53Т6, đánh chặn các đạn đạo hạt nhân tầm gần mục tiêu. Các tổ hợp tên lửa
này thuộc biên chế của Quân đoàn Phòng không – Phòng thủ tên lửa đặc nhiệm số
1.
Tháng 06.2017, nhà thiết kế chính hệ thống cảnh báo sớm tấn
công tên lửa, ông Sergei Boev cho biết rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 tiếp
tục được nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị phóng, đầu đạn tên lửa và hệ
thống điều khiển hỏa lực.
Truyền thông Nga nhiều lần đăng tải thông tin cho biết, quân
đội Nga đang phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa di động (trên tầng
khí quyển) 14TS033 "Nudol". Theo các phương tiện truyền thông Nga, tên
lửa đánh chặn 14TS033 là tên lửa hai tầng phóng, thuộc tổ hợp phòng thủ tên lửa
đạn đạo PRO-235 hoàn toàn mới, được phát triển để bổ sung cho tổ hợp A-135. 14TS033
được thiết kế để đánh chặn giai đoạn đầu tiên của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
và các phương tiện mang vũ khí trên vũ trụ, bay ở quỹ đạo thấp.
Khoảng 30 năm trước đây, tên lửa đánh chặn đạn đạo 53T6 của
tổ hợp A-135 được đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô. Cho đến ngày nay,
tên lửa được cải tiến nhiều lần và theo những thông số kỹ chiến thuật không có
tương đương trên thế giới. Tốc độ của tên lửa, hiện đang trong biên chế sẵn
sàng chiến đấu khoảng 3 km/s, phiên bản tên lửa mới, có khả năng đạt tốc độ 5,5
km/s. Đầu đạn tên lửa đánh chặn đã chuyển sang phi hạt nhân nhờ những cải tiến
về độ chính xác của tên lửa khi phóng đạn.
Trịnh Thái Bằng